
Do thời tiết khí hậu của Việt Nam nóng ẩm quanh năm nên rất dễ để các loại vi khuẩn, dịch bệnh phát sinh trên gia cầm. Điều này luôn là những thách thức rất lớn cho người chăn nuôi. Vì vậy mà việc tuân thủ một lịch tiêm vacxin cho gà theo khuyến cáo từ chuyên gia. Để hạn chế tối đa tình trạng lây lan các loại bệnh trên gà. Lịch tiêm phòng cũng là vấn đề mà bà con đáng phải quan tâm trong suốt quá trình nuôi gà. Lịch tiêm phòng cho gà như thế nào? Quy trình tiêm vacxin cho gà ra sao? Cùng tìm hiểu kiến thức cách tiêm phòng cho gà và lịch tiêm phòng chuẩn ngay dưới đây.
Tại sao cần tuân thủ lịch tiêm vacxin cho gà?
Tuân thủ lịch tiêm phòng cho gà là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các hộ chăn nuôi. Đồng thời đây là biện pháp cơ bản quan trọng trong quy trình phòng bệnh. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, người chăn nuôi chưa nắm vững được kiến thức và thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật. Chính vì vậy, điều này đã gây ra những khó khăn nhất định trong phòng chống dịch bệnh và dẫn đến nhiều thiệt hại cho chăn nuôi.
Phân loại vacxin sử dụng trên gà
Bà con có thể hiểu, vacxin là chế phẩm sinh học chứa các mầm bệnh đã bị làm yếu đi hoặc đã chết. Những vacxin này sẽ không còn khả năng gây bệnh. Sau khi vacxin được tiêm vào cơ thể sẽ kích thích sinh ra kháng thể đặc hiệu để chống lại bệnh hay gọi chung là miễn dịch.
Khi tìm hiểu về lịch tiêm vacxin cho gà bà con cần phải hiểu rõ là trong chăn nuôi gà, có hai loại vắc xin truyền thống được sử dụng là vắc xin sống và vắc xin chết.
1. Vacxin sống (Vacxin nhược độc)
Các vacxin sống này đều là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn hoặc virut đã được làm yếu đi và không gây nguy hiểm cho vật nuôi và miễn dịch tốt. Vắc xin sống sử dụng thích hợp khi chủng ngừa theo nhóm
2. Vacxin chết (vacxin vô hoạt)
Vacxin này cũng là các chế phẩm sinh học từ các vi khuẩn, virut mầm bệnh đã bị giết chết bằng các tác nhân vật lý như tia cực tím hay các chất hóa học. Với loại vacxin chế không gây bệnh trên vật nuôi nhưng lại đáp ứng miễn dịch chậm và yếu hơn vacxin sống và chỉ thíc hợp tiêm cho từng con riêng lẻ.
Bà con cần xem xét, đánh giá kỹ từng mầm bệnh để có thể sử dụng hiệu quả một hoặc hai loại vắc xin trên.
Lịch tiêm vacxin cho gà
Để chăn nuôi gà đạt năng suất cao thì bà con bắt buộc phải nắm được quy trình tiêm vacxin cho gà cũng như lịch tiêm các loại vắc xin ở từng giai đoạn. Thực hiện tốt công tác phòng bệnh sẽ ngăn ngừa các virus gây hại đến sức khỏe cho cả đàn gà. Sau đây là lịch tiêm phòng vắc xin cho gà mà bà con nên biết rõ:
Tuổi | Phòng bệnh | Tên vắc-xin | Cách sử dụng |
1 | Viêm phế quản truyền nhiễm (IB) | IB (chủng H 120) | Dùng nhỏ mũi hoặc miệng |
3-5 | Newcastle (lần 1) | Newcastle (Chủng F) | Nhỏ miệng hoặc nhỏ mắt mỗi bên cho gà |
7-10 | Bệnh đậu | Đậu gà | Tiêm vào vùng da mỏng, mặt trong cánh gà. |
10-12 | Gumboro (lần 1) | Gumboro | Nhỏ miệng hoặc nhỏ mắt mỗi bên 1 giọt. |
15-17 | Cúm gia cầm | H5N1 | Tiêm dưới da cổ, liều 0,3ml/con. |
20-25 | Newcastle (lần 2) | Newcastle (Chủng Lasota) | Nhỏ mắt hoặc pha cho uống
|
25-27 | Gumboro (lần 2) | Gumboro | Pha vào nước cho gà uống |
30-35 | Viêm phế quản truyền nhiễm | IB (chủng H 120) | Pha vào nước cho gà uống |
40-45 | Tụ huyết trùng | Tụ huyết trùng | Tiêm dưới da cổ hoặc da ức |
60-70 | Newcastle (lần 3) | Newcastle | Tiêm dưới da cổ |
Nguyên tắc sử dụng vacxin cho gà đạt hiệu quả cao
Việc tuân thủ lịch tiêm vacxin cho gà là điều đáng được đặt lên hàng đầu trong quá trình chăn nuôi. Để sử dụng vacxin cho gà mang lại hiệu quả cao, bà con cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
1. Kỹ thuật bảo quản, vận chuyển vacxin
Yếu tố này được đặt lên hàng đầu bởi tính chất vacxin đặc thù, nếu không được bảo quản tốt sẽ khiến công dụng của vacxin bị thay đổi, thậm chí là tác động xấu lên gia cầm.
Bà con nên bảo quản các loại vacxin virut ở nhiệt độ từ 2 – 8°C. Trong khi đó đối với các loại vacxin vi khuẩn thì nhiệt độ thích hợp sẽ từ 5 – 15oC. Vắc xin phải tránh ánh nắng mặt trời và ở điều kiện mát mẻ. Bà con có thẻ sử dụng hộp xốp hoặc phích đá để bảo quản và vận chuyển vaxin.
Trường hợp mua với số lượng ít, nơi mua gần thì có thể sử dụng túi nilông để bảo quản và tốt nhất là loại nilông tối màu có giấy bọc. Hoặc nếu không biết cách bảo quản hợp lý thì khi đến lịch tiêm vacxin cho gà thì mua đúng loại vacxin đó. Với đủ liều lượng và tiêm ngay cho cá thể gà là cách tốt nhất.
2. Tuân thủ cách sử dụng vacxin
- Cần tiêm phòng định kỳ hàng năm cho gà ở nơi có ổ dịch cũ
- Vacxin sử dụng đúng theo nguyên tắc và chỉ định, tuyệt đối không dùng vacxin phòng bệnh này nhưng lại tiêm cho loại bệnh khác.
- Không tiêm vacxin cho gà đang mắc bệnh, nghi nhiễm, gầy yếu, vừa đẻ xong hoặc chuẩn bị đẻ…
- Dụng cụ tiêm phải đảm bảo được tiệt trùng sạch sẽ, nên luộc sôi để nguội trước khi sử dụng;
- Tuyệt đối không dùng cồn để sát trùng bơm kim tiêm
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ nguyên tắc liều lượng, đúng vị trí và đúng lịch tiêm.
- Chỉ sử dụng kim tiêm 1 lần, không được dùng cho ngày hôm sau
- Theo dõi gà thường xuyên sau tiêm để kịp thời can thiệp các trường hợp phản ứng hay có thể bị sốc phản vệ;
- Chọn mua vacxin ở những nơi uy tín, được cấp phép để đảm bảo chất lượng và được tư vấn kỹ thuật về cách sử dụng các loại vacxin.
Trên đây là thông tin về lịch tiêm vacxin cho gà mà bà con có thể có thể yên tâm áp dụng trong chăn nuôi. Công tác theo dõi và tiêm phòng cho gà đúng thời điểm sẽ giúp hạn chế ngăn ngừa dịch bệnh ở gà hiệu quả và tránh được các thiệt hại về kinh tế. Chúc bà con chăn nuôi thành công và có những đàn gà chất lượng.
Xem thêm: Cách chăm sóc gà đá độ “trước – trong – sau thi đấu”